Đăng nhập

CHÚC CÁC ACE LUÔN MẠNH KHỎE VÀ NHIỀU ƠN LÀNH CỦA THIÊN CHÚA

NGHI THỨC LỬA THIÊNG THÁNH THỂ

----- ›šV›š ------

            Kết thúc một ngày vất vả, dân du mục hoặc các mục đồng quây quần bên đống lửa, ăn uống vui chơi ca hát, nhảy múa rũ bỏ tất cả những mệt nhọc trong ngày, để rồi khi ánh lửa tàn, họ chìm vào giấc ngủ hạnh phúc chuẩn bị cho một ngày mới sắp tới.

           Hình ảnh đó được tái hiện qua hình ảnh dân Do thái trên đường về đất hứa xưa, qua các cuộc trại được tổ chức nơi các đoàn thể. Trại nào cũng có đêm lửa, đêm lửa trong các buổi trại huấn luyện của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể được gọi là Lửa Thiêng Thánh Thể.

 I. Ý NGHĨA LỬA:

A)      Lửa trong Thánh kinh :

a)      Cựu Ước :

-     Chỉ sự hiện diện của Chúa Gia-vê (Lửa cháy trong bụi gai mà không tàn)

-       Chỉ sự Chúa nhận lễ vật ( Lễ vật Abel)

-       Ngọn đuốc soi sáng và dẫn đường cho dân Chúa trong sa mạc

b)      Tân ước :

-    Tượng trưng Lời Chúa

-    Ơn Thánh Chúa soi sáng, sưởi nóng hồn …

-    Biểu tượng Chúa Thánh Thần

B)       Lửa trong phụng vụ :  

   -. Nến Phục Sinh ( Chúa Ki-tô )

C)       Lửa với ý nghĩa thực tại :  ­

  • Soi sáng đêm tối . . .
  • Sưởi ấm lòng lạnh lẽo . . .
  • Phục vụ cho nhu cầu đời sống con người. . .
  • ­Đốt cháy, tiêu huỷ mọi sự vật . . .

D)  Lửa Thiêng Thánh Thể : Tổ chức để kết thúc một ngày. Ta đặt trên lửa mọi gian lao, hy sinh của Ngày Thánh Thể để xin Chúa nhận như lễ toàn thiêu xưa, ban lại tâm hồn ta niềm vui, sức sống an hoà và một đêm an bình.

 II. MỤC ĐÍCH LỬA THIÊNG THÁNH THỂ:

- Giáo dục siêu nhiên: hiểu biết Thánh Kinh qua các tiết mục văn nghệ qua đó hiểu Chúa nhiều hơn để thực hành đức Tin trong đời sống cá nhân.

- Giáo dục tự nhiên: giúp đoàn viên trở nên hoạt bát, linh hoạt, phát triển khả năng ca vũ nhạc kịch.

III.  TỔ CHỨC MỘT ĐÊM LỬA THIÊNG THÁNH THỂ.

    a.   Nhân sự :

        Phụ trách đêm lửa thiêng: ( Thường là thành viên trong tiểu ban sinh hoạt) Là người chịu trách nhiệm toàn bộ chưông trình, diễn tiến trong đêm lửa thiêng, từ việc phân công người lo củi lửa đến nội dung của đêm lửa cho đến khi kết thúc “Mang Lửa Về Tim”. Người phụ trách lửa thiêng kết hợp với :

     -       Trưởng trực : điều động đội hình – phân công đội trực : trực lửatrực phục vụ  (chuẩn bị và dọn dẹp)- mời quan khách.

     -       Ban Phụng vụ : dẫn nhập và soạn những đoạn Lời Chúa liên kết với lửa, nói lên ý nghĩa của đêm lửa, tạo sự hồi hộp, lo lắng, mong đợi, háo hức chờ đón.

     -       Quản Diễn: dẫn dắt nội dung các tiết mục, sinh hoạt xen kẽ, tạo bầu khí và sinh động – điều phối thời gian các tiết mục sao cho nhịp nhàng, tránh nhàm chán.

     -       Quản ca: chuẩn bị các bài hát băng reo, ca vũ, làm phong phú và thêm ấn tượng cho đêm lửa.

      b.   Các bước chuẩn bị:

  • Soạn chưông trình                                (Phụ trách)
  • Phân các tiết mục cho đội.                   (Quản diễn )
  • Phân nhiệm các nhân vật lửa.              (Ban Phụng vụ)
  • Chuẩn bị khu vực đốt lửa.                   (Trưởng Trực)
  • Chuẩn bị lửa.                                       (Trực lửa)

    1.  Soạn chưông trình :                      (Phụ trách)

­            Chọn chủ đề : có thể chọn chủ đề trực tiếp trong Kinh Thánh, hoặc mang giá trị Kinh Thánh, chủ đề mang ý lực sống có giá trị thực hiện nhân bản và đạo đức (vd : Tình yêu đáp trả tình yêu… )

­            Nội dung : Chưông trình mang yếu tố khả thi về nhân lực cũng như không gian, kết hợp giữa vui chơi và giáo dục, tạo sức hút và tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Liên kết giữa tiết mục diễn và người tham dự

­            Thời gian : thường một đêm lửa lý tưởng từ một giờ rưởi đến hai giờ không kéo dài hơn, tạo sự thèm khát hơn là chán chê. Dù các tiết mục còn đó, phải sắp xếp các chưông trình sao cho kết thúc đúng giờ quy định.

­            Kết thúc : sao cho các sa mạc sinh sống đúng theo ý lực sống của đem lửa, tạo bầu khí trầm lắng, lắng động kèm theo sự phảng phất dư âm của đêm lửa trong tâm hồn của mỗi sa mạc sinh.

 Do vậy, người soạn chưông trình cần phải có kiến thức về tổ chức đêm lửa thiêng và soạn bằng tâm hồn của mình, chính mình phải hình dung ra được diễn tiến chi tiết của đêm lửa để soạn và đưa ra chưông trình phù hợp, hiệu quả

      2.   Phân các tiết mục cho đội.                      (Quản diễn )

­              Phân công tiết mục cho các đội theo chủ đề đêm lửa thiêng.

­              Các đội phải nộp kịch bản tiết mục đội mình tham dự : nội dung –  hình thức (ca, vũ, kịch, múa . . . ) - thời gian – nhân sự.

­              Thời gian cho mỗi tiết mục không quá 7 phút (tuỳ vào số lượng các đội tham dự một hoặc hai tiết mục)

­               Mọi công việc tập luyện các tiết mục, các đội phải hoàn tất trước giờ khai mạc đêm lửa thiêng

­              Quản trò có nhiệm vụ chọn lọc các tiết mục đã đăng ký, điều phối, đồng thời thông báo thứ tự cho các đội biết để chuẩn bị.

­              Quản trò  kết hợp với quản ca nắm vững chưông trình, thời gian ứng phó những tình huống trở ngại, bất thường về diễn xuất của các đội ( chuẩn bị chưa kịp – quên bài bản .. )

       3.   Phân nhiệm các nhân vật lửa.     (Ban Phụng vụ)

Thông thường trước khi khai mạc đêm Lửa Thiêng Thánh Thể, có phần dẫn nhập bằng một đoạn Lời Chúa và nói lên ý nghĩa của đêm lửa. Cũng có thể minh họa bằng hoạt cảnh gồm những nhân vật :

­           Bóng đêm – Quỷ – Ma quái – Bóng tối  (màu đen)v.v.

­           Ánh sáng – Thiên Thần – Thần mặt trời (màu trắng)

­           Gia vê : Dành cho vị chủ tọa hoặc vị quan khách cao nhất. Chính người này sẽ giơ cao ngọn lửa (được đốt lên từ nến phục sinh – nếu gần nhà thờ) tượng trưng cho sức mạnh của sự sống – ánh sáng – niềm tin. Châm vào đống củi đã được chuẩn bị sẵn, ngọn lửa bùng lên trong tiếng hò reo của mọi người. Động tác châm lửa dứt khoát – gọn gàng.

­           Chuẩn bị nến – giấy chụp nến – cây mồi nến từ lửa

     4.  Chuẩn bị khu vực đốt lửa.                  (Trưởng Trực)

­      Chọn địa điểm an toàn, rộng, phù hợp với số lượng người tham dự.

­      Khu vực riêng biệt, tránh xa khu dân cư càng tốt để :

       -   Tránh hỏa hoạn do tàn lửa

       -  Ảnh hưởng do ồn ào của buổi sinh hoạt lửa.

       - Tạo không gian và bầu khí riêng, tránh sự phá rối dòm ngó của người dân địa phưông làm loãng ý nghĩa của đêm lửa.

­      Tránh những khu vực nhạy lửa như : Kho hàng, khu xăng dầu, rừng cỏ khô, khu nhà lá tranh . . .

         5.   Chuẩn bị lửa.                          (Trực lửa)

       -   Đội được phân công trực lửa :

­            Chuẩn bị củi đủ khô, dễ cháy.

­            Xếp củi đứng theo yêu cầu.

­            Các vật dụng kỹ thuật lửa ( cát – tole - đuốc – dầu hôi – muối – giẻ mồi – cây gạt củi – con chạy . . . )

­            Giữ lửa bùng sáng, cháy liên tục trong suốt thời gian sinh hoạt.

        - Đội được phân công trực phục vụ :

­            Dọn dẹp vị trí lửa và xung quanh sau khi sinh hoạt.

­            Trả lại cảnh quang ban đầu cho khu vực lửa bằng hết khả năng của mình.

IV.   DIỄN TIẾN CỦA ĐÊM LỬA THIÊNG THÁNH THỂ:

     1. Chuẩn bị khai mạc:

­      Trưởng trực điều động các đơn vị lần lượt đến vị trí quanh đống củi trong yên lặng (nếu có thể với y phục hóa trang dân Thiên Chúa,)

­      Mời Ban điều hành, các Trưởng và quan khách vào tham dự

      2. Khai mạc:

         -     Mọi người thinh lặng.

         -       SM Trưởng hoặc Cha TU. nói vài lời về ý nghĩa lửa trong Thánh Kinh, về ý nghĩa bóng tối và ánh sáng . . . về sự mong đợi ánh sáng của loài người, của các sa mạc sinh đang chìm đắm trong bóng tối của màn đêm đang đến

         -       Tất cả nghe đọc một đoạn Thánh Kinh nói về lửa, ánh sáng, tăm tối, hoặc diễn hoạt cảnh diễn tả đoạn Kinh Thánh này.

         -       Hát bài ca gọi Lửa. (Lửa thiêng ơi hãy đến bừng sáng lên . . ) Hát ba lần từ chậm đến nhanh, đang khi hát “Ánh sáng” (dành cho vị cao nhất đang hiện diện) sẽ di chuyển và châm lửa sao cho kết thúc lần ba của bài hát, ngọn lửa bùng lên xua tan bóng đêm giữa tiếng hò reo của mọi người.

         -       Hát vũ bài ca chào Lửa.( Ố ô ô ồ….cầm tay … vòng….)

( Lưu ý, khi ngọn lửa bùng lên , nên hát bài ca chào lửa ngay )

   3. Trình diễn tiết mục diễn nguyện.

­         Quản diễn sẽ lần lượt giới thiệu Các đội theo thứ tự trình diễn các tiết mục mà đội mình đã đăng ký theo sự chọn lựa sắp xếp của quản trò.

­         Có thể có những tiết mục đã đăng ký nhưng không được chọn vì : nội dung – thời gian tiết mục – thời gian đêm lửa vượt giới hạn  Các đội không lấy thế làm buồn

­         Ca, vũ, nhạc, kịch theo đề tài quy nhất hay tự do, mang tính cách tinh thần đồng đội.

­         Luôn thông báo trước cho các đội chuẩn bị.

­         Kết thúc mỗi tiết mục người quản diễn sẽ giúp cho mọi người hiểu giá trị - nội dung giáo dục của vỡ diễn

­         Để tránh nhàm chán nên xen kẻ giữa các tiết mục một vài bài hát cử điệu hoặc trò chơi, để mọi người có thể co giản cơ chân vì ngồi lâu.

     4. Bế mạc:

­           Đội hình thu hẹp.

­           Nói lại ý nghĩa lửa mang về tim, rút ra bài học cho các bạn (Cha TU).

­           Sa mạc trưởng nói ít lời nhắn nhủ. Đề cao ý lửa còn cháy mãi trong tim dù đã tàn lửa

­           Đọc kinh hay ca một bài. Nếu có cha Tuyên úy (Ngài ban phép lành )

­           Nắm chéo tay hát: “Mang Lửa Về Tim”. Sau câu kết thúc hát lần thứ 1  tự động tách ra về đội hoặc di chuyển theo sự điều động của trưởng trực trong im lặng, trang nghiêm 

       Ánh sáng Chúa Ki-tô, lửa thiêng còn mãi trong tâm hồn mỗi người, mỗi sa mạc sinh. Tạo sự ngây ngất, sống động, thúc dục, bùng cháy và chiếu dọi mãi trong cuộc sống . . . dù ánh lửa đêm nay đã tàn . 

[ Biên soan Xuân Thắng]



Xứ đoàn Thánh Tâm - Giáo xứ Quang Lâm - Giáo hạt Phương Lâm - Giáo phận Xuân Lộc

Địa chỉ: ấp Thanh Trung xã Thanh Sơn huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.

Website http://xudoanthanhtamquanglam.mov.mn. Email: xudoanthanhtam@yahoo.com.

Email hỗ trợ: xthangdn@yahoo.com. Điện thoại: 0917792020 .

Tự tạo website với Webmienphi.vn